QUẢ LÀ MỘT THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG.

Về những yếu tố cơ bản giúp ta hiểu sự thành công ban đầu của Ki-tô giáo, tôi hiểu như vầy: Thứ nhất đó là sự tinh ròng của đức tin Ki-tô giáo, rồi tới cái dễ hiểu của nó, và cuối cùng là yêu sách đạo đức của đạo này, một tôn giáo đã làm sống lại các định đề triết học khắc kỉ một cách trong sáng dễ hiểu trước một thế giới đã mục nát. Và nhất là Ki-tô giáo đã mang lại một yếu tố hoàn toàn mới lạ vào thời điểm đó, đó là bác ái Ki-tô giáo; đây được coi là một chứng thực của đức tin, thể hiện qua việc chăm sóc những người đau khổ, một điều từ trước tới giờ chưa hề có. Yếu tố này làm cho bộ mặt Thiên Chúa trở nên thật đáng tin. Qua nó, người ta nhận ra đó là một Thiên Chúa mới và thật.

Trong tương quan với ngoại giáo, đã có nhiều diễn tiến phức tạp. Xét chung, cuộc truyền giáo không thống nhất. Đã có những nhà truyền giáo cuồng tín, họ đập phá các đền thờ ngoại giáo, coi đó là những thứ phục vụ ngẫu thần, cần phải dẹp triệt để. Người ta thấy có điểm tương đồng nơi triết học của dân ngoại, nhưng nơi tôn giáo họ thì không, vì nó xem ra nặng tính chất thoả hiệp.

Lúc đại giáo chủ Grê-gô-ri-ô khôn ngoan muốn vận dụng sự liên tục của lòng đạo nơi con người vào lối truyền giáo của mình, thì tôn giáo của lương dân từ lâu đã chẳng còn là một lực cạnh tranh nữa. Nó đã kiệt sức từ lâu rồi. Tuy nhiên, lệnh của Grê-gô-ri-ô yêu cầu bảo tồn sự tiếp nối những gì thánh thiêng đã trở thành một quy luật Ki-tô giáo. Cái nhìn của ngài thật thâm sâu. Ngài hiểu rằng, các tôn giáo tiền Ki-tô giáo, dù mang nhiều nội dung trái ngược, vẫn là một tìm kiếm, một ngưỡng vọng về Thượng đế. Vì thế, thay vì cắt đứt những tâm tình tín ngưỡng trong sáng này, ta nên tìm cách nối vào chúng và làm biến đổi chúng. Như vậy, mình vẫn ở trong cái liên tục của không gian thánh thiêng, nhưng đã đưa vào đấy một nội dung mới.

Năm 1492, với con thuyền Santa Maria, Christophus Columbus đã tìm ra tân thế giới. Ông đặt tên cho hòn đảo nơi đặt chân đầu tiên là San Salvador. Đó là khởi đầu của một cuộc truyền giáo vô tiền khoáng hậu, Ki-tô giáo hoá toàn lục địa châu Mĩ. Cuộc truyền giáo ở châu lục này, dĩ nhiên, đã không hẳn chỉ có vinh quang. Bên châu Phi, mãi cho tới trong thế kỷ19, Ki-tô giáo vẫn bị Islam cản bước ở miền bắc và đông bắc. Cả Ấn-độ và Trung-hoa, hai vùng đông dân nhất thế giới, Ki-tô giáo cũng chưa bén rễ được. Tại sao?

Anh nói đúng, Ki-tô giáo trong hai vùng văn hoá lớn Ấn-độ và Trung-hoa vẫn chỉ mới tạm có mặt hoặc chỉ mới thành công trên một vài nơi nhất định. Trong thế kỷthứ 5 và 6, các đoàn truyền giáo thuộc phái Nestorius đã xuống tới Ấn và Trung-hoa. Họ đã để lại đó dấu vết và có lẽ cả ảnh hưởng trên việc tổ chức Phật giáo, nhưng rồi lại biến mất. Tại sao? Theo tôi – mà có thể cũng rất sai – là vì hai nơi đó đã sẵn có một nền văn hoá cao rồi. Trong khi các tôn giáo bộ lạc ở Phi châu, khi đối diện với các nền văn minh lớn, đã mở ra để đón nhận cái mới – mà cũng bởi vì chúng chỉ là những văn hoá bộ lạc, nên chúng phải biến đi -, thì ở Ấn và Trung ta có những nền văn hoá cao, trong đó tôn giáo, nhà nước, trật tự xã hội – chẳng hạn như lối phân cấp xã hội mang tính tôn giáo ở Ấn - quyện vào nhau không rời và những nền văn hoá đó cũng bước đi trên một tầm mức tinh thần cao và lớn. Ấn-độ và cả Trung-hoa có một triết lí tôn giáo cao. Việc chuyển tiếp sang Ki-tô giáo ở đó khó hơn, là vì người ta nghĩ rằng, họ đã có sẵn một hình thái tối ưu rồi, trong đó sự tổng hợp của nhà nước, triết lí, lí trí và tôn giáo đề kháng lại những gì lạ từ ngoài vào. Tuy nhiên, ở đây ta phải nói thêm, sự có mặt của Âu châu từ thế kỷ19 đã làm bộ mặt Ấn giáo biến đổi nhiều. Những gì do loan báo, chẳng còn mang* hay Radha Krishan*các khuôn mặt quen thuộc như Ghandi tính chất ấn giáo thuần tuý nữa, nhưng là một Ấn giáo pha trộn nhiều yếu tố Ki-tô giáo. Rõ ràng, Ki-tô giáo đã không thể bám rễ được, nhưng nó là một thứ lực đổi mới được Ấn giáo hút vào cho mình.

Trường hợp ngoại lệ: Hàn quốc. Hình như thông điệp Đức Ki-tô đã trực tiếp đi vào lòng người ở đây mà không do các thừa sai. Chuyện đó xẩy ra thế nào?

Đã có một nhóm người Hàn theo học ở Trung-hoa và họ đã tiếp xúc với các linh mục Ki-tô giáo. Từ động lực ban đầu đó, khi trở về quê hương, họ tự học Kinh Thánh, xác tín rằng đó là lời Chúa thật và đã cố gắng mang Lời đó ra thực hành – nhưng luôn với tâm vọng là được nối kết với Giáo Hội hoàn vũ. Thoạt tiên, tâm vọng đó đã không đạt được, và trải qua nhiều thời kì họ bị bách hại nặng nề.

Quả thật đó là một diễn biến lạ lùng. Một đàng, động lực đưa họ tìm về Đạo là Giáo Hội sống động chứ không phải chỉ có Kinh Thánh. Nhưng mặt khác, khi đã bị đánh động, họ quay ra tìm hiểu kinh sách. Và cuộc gặp gỡ kinh sách đã đưa họ vào Đạo, nhưng không phải giữ Đạo trong tâm tưởng, mà đã trở thành cộng đoàn nối kết chặt chẽ với Giáo Hội sống động.

Sẽ còn có người ở đất Á châu vào Đạo? Hay cánh cửa vùng này đã được khép lại?

Tôi nghĩ, ta không nên đóng khung hi vọng. Như ta thấy đó, nhờ qua các trý thứcẤn mà men Ki-tô giáo đã dậy được trong Ấn giáo. Con số những người Ấn kính thờ và yêu mến Đức Ki-tô - thoạt tiên người Ấn coi Đức Ki-tô chỉ là một trong nhiều vị thần cứu độ - lớn không thể tả, lớn hơn nhiều so với con số tín hữu Ki-tô giáo.

Nước Nhật tỏ ra đặc biệt khó khăn đối với Ki-tô giáo. Dân Nhật thích học trường Ki-tô giáo, thích phong tục Ki-tô giáo, ngay cả thích được làm phép cưới trong nhà thờ công giáo, nhưng tinh thần của người Nhật thì lại dị ứng với Ki-tô giáo. Trung-hoa thì đang nằm dưới quyền lực ý hệ. Ý hệnày được coi là lực duy nhất để đoàn kết dân, giữ bản sắc dân tộc và tạo đà cho họ tiến vào thế giới. Nhưng nơi đây cũng có tín hữu dấn thân lạ lùng cho Chúa Ki-tô, có thể nói họ là men trong bột. Vì vậy có thể nói lịch sử chưa chấm dứt trên miền đất này.

Hẳn có nhiều vùng Á châu hiện chống lại Ki-tô giáo rất mạnh, coi đó là Đạo ngoại bang. Ta đã thấy lòng thù hận ở Ấn đối với Giáo chủ công giáo như thế nào, đã thấy dân ở đó chống ý niệmcải đạo và phúc âm hoá ra sao. Phản ứng thật gay gắt. Nhưng cũng có thể hiểu như vầy, sở dĩ người ta chống, là vì người ta cảm thấy đó là một sức mạnh thật sự. Hiện lúc này chưa thể có được một dự đoán tương lai nào, nhưng ta cũng không nên bực dọc mà bảo rằng miền đất đó đã có chủ.

Trên nhiều quốc gia vẫn không ngừng xẩy ra những cuộc bách hại Ki-tô giáo, mà dư luận phương tây chẳng quan tâm gì tới.

Vâng, trên nhiều quốc gia. Ta đã thấy ở Trung-hoa, đã chứng kiến ở Việt-nam, trên toàn vùng đông dương. Ta cũng thấy diễn tiến đang trên đà nguy hiểm ở Ấn-độ. Ta thấy sinh lộ của đức tin luôn phải trả bằng giá máu.